Monday, October 03, 2005

Ngân hàng và rủi ro trong Công nghệ phần mềm

 

Tôi đang định viết tiếp về các cách giải bài toán …tin đồn, thì tôi vô tình đọc được một bài viết trên báo Tuổi trẻ với tiêu đề " Tống tiễn tin đồn". Bài báo đề cập đến tin đồn giá xăng tăng từ 10.000 lên 14000-15000 và một số cách giải quyết sự "phập phù" này. Tôi rất đồng ý với cách giải quyết của tác giả là nên có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân và nhà nước.

 Tin đồn cũng là một dạng của rủi ro (risk). Trong KHMT, rủi ro cũng là   một chủ đề khá hay đáng để nghiên cứu và phát triển.

Điều thấy rõ ràng nhất là lĩnh vực phần mềm, luôn có các bước quản lý rủi ro (risk-management) trong các mô hình phát triển phần mềm.

 

 Vậy rủi ro trong các đề án phần mềm là gì? Rủi ro là những sự cố xảy ra trong quá trình triển khai đề án phần mềm có tác hại không thuận lơi đến sự thành công của đề án. Rủi ro khi xảy ra có thể làm đề án thất bại ở một trong các mức độ sau :

         1. Không thể kết thúc đề án.

         2. Kết thúc nhưng thời gian kéo dài.

         3. Kết thúc nhưng chi phí tăng đáng kể.

         4. Kết thúc nhưng kết quả không sử dụng được.

 

Ngoài ra, trong từng lĩnh vực riêng, đều có các phương pháp dự đóan và quản lý rủi ro.

Quay trở lại vấn đề tin đồn. Cách đây đúng hai năm, một tin đồn thất thiệt đã làm thay đổi cách nhìn của các ngân hàng Việt Nam. Đó là vụ tin đồn ở Ngân hàng ACB  xảy ra vào tháng 10/2003. Hàng ngàn người dân đã đổ xô đi rút tiền gửi tại ngân hàng này, gây ra tình trạng hỗn lọan.

Gần đây nhất là tin đồn Ngân hàng Nông nghiệp Ninh Bình cho Nguyễn Đức Chi  vay 10 triệu USD. Và sau đó là Ngân Hàng Phương Nam liên qua đến vụ cho vay lộn xộn Sóc Sơn. Các tin đồn thất thiệt này đã được giải quyết. Nhưng còn nhiều điều để bàn tới.

 Vụ Ngân hàng ACB, nếu như không được Thống đốc Ngân hàng nhà nướcChủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đứng ra bảo lãnh và trấn an thì có lẽ ACB đã bị xóa xổ.

 Ngân hàng non trẻ Ninh Bình phải thay đổi chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, uy tín bị ảnh hưởng. Giả dụ Vụ Hai Chi mượn tiền là có thật, thì ngân hàng này cũng chẳng kiếm đâu ra 10 triệu USD. Còn vụ Ngân hàng Phương Nam chính là một trong những rủi ro của ngành ngân hàng.

 

Vậy tin đồn có yếu tố xã hội như thế nào?

 Cần biết rằng tin đồn có thể đúng, cũng có thể sai. Tin đồn có khả năng lan truyền khá nhanh.

 Ai được lợi và thiệt trong các tin đồn? Xét ở lĩnh vực ngân hàng, thì cả ngân hàng và khách hàng đều bị thiệt trong các vụ tin đồn.

Phải biết cách sống chung với tin đồn? Tôi nghĩ cách giải quyết của bài báo trên là hiệu quả nhất. Nhà nước, ngân hàng và khách hàng cần có sự liên kết thông tin thường xuyên và đảm bảo.

 

Viết về các rủi ro trong ngân hàng, với các vụ tin đồn điển hình, rồi từ đó liên hệ đến các rủi ro trong nghiên cứu và phát triển phần mềm, đồng thời tìm cách giải pháp và mô hình tối ưu cho từng dự án. Có lẽ tôi sẽ phải viết thêm một bài nữa về các mô hình quản lý rủi ro trong công nghệ phần mềm, để nó sát với thực tế hơn.