Saturday, October 01, 2005

Bộ não của một chương trình. (1)

Tôi thường tới thăm một đứa em mới hơn một tuổi. :-) ( Mà đáng lẽ nó phải tôi gọi bằng bác, bằng chú). Sự tò mò của trẻ con làm cho tôi lại nghĩ tới những khám phá đầu tiên của Khoa Học Máy Tính.

Em bé rất hay thắc mắc và những thắc mắc đó lại rất trẻ con. Mà tôi nghĩ chính xác hơn đó chính là sự tò mò. Thời gian đầu đời của một con người là một chuỗi các quá trình tìm hiểu, học tập và lập lại những sự việc xảy ra xung quanh. Khi người ta lớn lên, bộ não con người phát triển đầy đủ hơn và "đủ kinh nghiệm" hơn.

Tôi nghĩ là đến một lúc nào đó, các nhà khoa học sẽ tạo ra một chương trình biết "tò mò" , biết "học" giống như một em bé.

Chương trình sẽ là quá trình tiếp thu những kiến thức xung quanh cuộc sống (ở đây là quá trình nhập dữ liệu), sau đó là quá trình phân lọc dữ liệu. Và cuối cùng là chiết suất ra thông tin quan trọng nhất. Với một lập trình viên chuyên nghiệp có thêm một số kiến thức về khai thác dữ liệu (data mining), thì vấn đề này giải quyết rất nhẹ nhàng. Càng có nhiều dữ liệu nhập vào thì càng tìm ra được thông tin tối ưu. Điều này được thể hiện qua các trang web tìm kiếm (search): Điển hình là trang web Google.

Vấn đề ở đây :

  1. Tìm ra được mức tối ưu của các phép sàng lọc (phân tích) và so sánh. Để có thông tin tối ưu nhất.
  2. Làm sao để chương trình có thể tự cập nhật thông tin (hay còn gọi là quá trình tự học) và đưa ra các quyết định tiếp theo. Giống như một đứa bé, tò mò với sự vật xung quanh và dần dần nhận thức được hoạt động của chúng.

Cách đây không lâu, Nhật Bản đã cho ra đời rất nhiều robot thông mình. Những robot này, mà cụ thể là chú chó robot Aibo, được gắn rất nhiều cảm ứng và camera, để có nhận được được sự vuốt ve, hay giận hờn của chủ. Rồi sau đó, nó đưa ra phản ứng vui mừng, ăn năn hay nịnh nọt chủ. :-)

Nhìn những chú chó robot này thật đáng yêu, nhưng mà nó cũng chỉ là các cỗ máy với các chương trình được lập trình sẵn. Nó vẫn chưa có khả năng học tập.

Các trùm cờ vua của Nga bị đánh bại bởi các siêu máy tính IBM. Đó là các chủ đề báo chí gần đây. Nó khác với tỉ lệ ngày xưa, khi mà đại kiện tướng cờ vua Kaparov luôn đánh bại siêu máy tính DeepBlue, hoặc tệ nhất là hòa. Điều gì đã làm nên sức mạnh của các siêu máy tính? Đó chính là khả năng tính toán khủng khiếp của chúng. Đó chính là khả năng xét tất cả các nước cờ trong 1/1000.000 s. Và đó là sự giúp đỡ của hàng trăm kiện tướng cờ vua, và cả việc thăm dò, ghi nhớ các thói quen chơi cờ của các đối thủ. Tất cả những thông tin đó được đưa vào máy tính. Vậy tóm lại, chương trình hoạt động của siêu máy tính vẫn chỉ là các thông tin có sẵn. Nó không có khả năng tự học, từ rèn luyện và chiến đấu.

Còn nhớ cách đây 2-3 năm, phong trào nuôi gà ảo, cây ảo rất được ưa chuộng ở Việt Nam và cả trên thế giới. Trồng một cái cây, phải biết chăm sóc, bón phân, tưới nước đầy đủ thì nó mới lớn lên, mới ra hoa, kết trái. Nếu không chúng sẽ nhanh chóng tàn. Nhưng đó cũng chỉ là một chương trình bình thường với các block thời gian qui định từng quá trình phải xảy ra.

Tất cả những điều trên, nằm trong vấn đề nan giản thứ 2 để có thể đưa bộ não của máy tính giống như bộ não của trẻ em.