Saturday, October 01, 2005

Sự nhầm lẫn của người ngọai đạo

 
Lâu nay tôi muốn viết về sự khổ sở của dân làm khoa học, hoặc đơn giản hơn là dân "biết rành" một lĩnh vực nào đó.

Như trong các bài blogs trước có nói đến sự nhầm lẫn của dân ngoại đạo : nhầm lẫn về các từ ngữ chuyên môn, nhầm lẫn về các khái niệm định nghĩa,… và thường thấy nhất là nhầm lẫn đến khả năng của người "trong đạo".

 Trong một bài viết gần đây của Giáo sư Lance Fortnow có tựa đề : "Cocktail Conversations". Giáo sư đã đề cập đến   những hiểu lầm của những người ngọai đạo (non-scientists). Nội dung như sau :

 

Cocktail Conversations

I once met a professor at Chicago that would say "My business is war, and business is good." I have a food scientist friend from college who did his doctorate on starch and had a catch phrase "Everything you eat is healthy, safe and nutritious." But when I start having a conversation with non-scientists it often goes like this:

·         Them: "What do you do?"

·         Me: "I'm a professor at the University of Chicago."

·         Them : "That's neat. What do you teach?"

·         Me : "Computer Science."

·         Them :
(a) "Oh. Excuse me, I see someone I know," or
(b) "I'm setting up a wireless network in my house.", or
(c) "I don't use the computers much but my kids are really into it."

I'm sure many of you have had similar experiences. On occasion they will ask me about my research and I will regale them with stories about traveling salesman and Arthur and Merlin, but that rarely goes far. It could be worse, I might have done my research on Hopf algebras.

How do you discuss your research with non-specialists? I'm sure some of you solve this problem by not having any non-Computer Science/Math friends. But if we can't easily discuss our work one-on-one how do we convince the public that our research is important to them and society at large.

Nói chuyện với dân ngọai đạo dễ gây ra hiểu lầm hoặc là không thể truyền tải được thông tin gì cả. Bởi vì có những khái niệm định nghĩa rất khó có thể giải thích cho người ngọai đạo. Hoặc là nó cần đến lượng thông tin zíc zắc.

Một giáo sư Việt Nam cũng có một mẫu chuyện vui tương tự như trên :

  • Người thân/bạn bè (NTBB): "anh đang làm gì bên đó?"
  • Tôi: "tôi giảng dạy và làm nghiên cứu trong trường đại học".
  • NTBB: "thế là giảng viên à?"
  • Tôi: "tôi làm assistant professor, khác với lecturer".
  • NTBB: "Trẻ thế đã làm trợ giảng rồi à", "có được nhiều tiền không?"
  • Tôi (cười méo mó): "tôi không còn trẻ lắm nữa, mà assistant professor không có nghĩa là assistant cho một professor, cho nên không phải trợ giảng, ..., nhưng mà thôi, ..."
  • NTBB: "thế anh làm nghiên cứu về cái gì?"
  • Tôi [rút kinh nghiệm, lần này chỉ nói vắn tắt]: "mạng máy tính và thuật toán"
  • NTBB: "thuật toán là gì?"
  • Tôi: "một thuật toán là một phương pháp chi tiết cho máy tính thực hiện một tác vụ nào đó, ví dụ như thuật toán chỉnh sửa ảnh trong PhotoShop, ..."
  • NTBB: "cái PhotoShop tôi đang dùng bị lỗi thế này, anh có thể nào giúp được không?"
  • ...

Đến đây thì tôi chịu bí.