Thursday, May 12, 2005

Nói thêm về xuất bản hàn lâm

 

Trong tờ tin nhanh "the institute " của IEEE tháng 3 năm 2005 có bài viết "thông tin miễn phí cho tất cả?" liên quan đến bài tôi viết cách đây vài hôm. Họ viết về phong trào "truy cập mở" (open access), có vài chi tiết quan trọng. Năm ngoái có ba sự kiện làm cho phong trào này từ "hô hào" biến thành mối quan tâm rất thực tế cho các nhà xuất bản.

Tháng 7 năm 2004, British House of Commons xuất bản một tài liệu 114 trang về xuất bản hàn lâm (academic publishing). Tài liệu cho thấy các nhà xuất bản trong nghiên cứu này (không có IEEE trong đó) đặt giá đến 30,000 USD cho mỗi journal mà một thư viện subscribe. British House of Commons gợi ý rằng " tất cả các học viện ở vương quốc Anh thiết lập một cơ sở dữ liệu mà qua đó các xuất bản của họ có thể được đọc miễn phí". Các tin và bài liên quan:
bài 1, bài 2, bài 3 .

Tháng 11 năm 2004, google bắt đầu thử bản beta của
http://www.scholar.google.com mà qua đó ta có thể tìm được rất nhiều bài báo online của các khoa học gia. Tôi đã dùng dịch vụ này từ đó, và thấy nó cực kỳ hữu dụng. Thậm chí khoa tôi định sẽ dùng nó như một trong những nguồn thông tin để xét tenure cho các giáo sư (ta sẽ nói về quá trình tenure ở Mỹ trong một post khác).

Tháng 12 năm 2004, tổng thống Bush ra đạo luật cho viện sức khỏe quốc gia Mỹ (
National Institutes of Health - NIH) để các khoa học gia trong ngành y tế đưa một bản copy bài báo của họ vào PubMed Central , và các tài liệu này sẽ được đọc miễn phí sau 6 tháng.

Sau đó, bài báo nói đến các tiện ích và khó khăn của phong trào "thông tin cho tất cả". Một chi tiết rất quan trọng, và
tôi đồng ý, là phong trào này nghe có vẻ như "cách mạng xã hội", nhưng thực tế còn là một cuộc cách mạng thay đổi mô hình kinh doanh của các nhà xuất bản hàn lâm