Thursday, May 05, 2005

Sinh trắc học

 

Sinh trắc học (biometrics) dùng để chỉ nhánh nghiên cứu các cách dùng các dấu hiệu của các bộ phận trong cơ thể (như dấu tay, ảnh mặt, ảnh mắt, DNA, ...) để nhận ra (identify) một cá thể. Sau vụ 9/11, khách đến Mỹ đều phải để lại vân tay và ảnh mắt ở các cửa khẩu hải quan. Cụm từ sinh trắc xuất hiện 35 lần trong đạo luật cải cách tình báo quốc gia ( National Intelligence Reform Act) năm 2004 của Mỹ. Nhiều chục triệu đô la được đầu tư để nghiên cứu phổ biến sinh trắc học cho các hoạt động chống khủng bố ( xem bài này).

Vấn đề bảo mật trong máy tính là nơi sinh trắc học có thể có các ứng dụng thực tiễn.

Các người quản trị hệ thống đều biết rằng người dùng cực kỳ cẩu thả khi chọn password. Đơn giản là vì có quá nhiều nơi cần có password: một tá email accounts miễn phí, vài chục tệp doc nhật ký, account ở trường, ở chỗ làm, ở nhà, account ở vài tá websites về ngân hàng, mua vé máy bay, khách sạn, ... Hoặc là người ta ghi lại hết các passwords này ở một chỗ (trong cái PDA chẳng hạn), đi đâu cũng mang theo, hoặc có một vài password dùng tất cả mọi nơi, có nghĩ là bị mất 1 password thì mất nhiều account.

Bill Gates có
đề nghị đơn giản: dùng hai dạng identifications như các thẻ nhà băng. Một là cái thẻ, hai là cái password cho cái thẻ. Thẻ nhà băng ít có vấn đề trong mấy chục năm nay. Thẻ thông minh (smart card) là một hiện thực hóa của ý kiến này. Vấn đề là mất thẻ thì ... phiền to.

Vậy có cách nào chứng minh cho một hệ thống máy tính biết "ta là ta" mà không phải phụ thuộc vào các thiết bị vật lý không? Hai điều kiện tiên quyết phải là: (a) khó giả, và (b) nhanh chóng. Đến đây thì sinh trắc học dường như là một giải pháp hợp lý. Dùng dấu tay thay cho password chẳng hạn. Nếu một dấu chưa đủ thì dùng cả ngón trỏ và ngón cái, hay cả 10 ngón. Nhưng như thế thì quá phiền và cũng khá dễ giả, ai có truy cập đến cái bàn mà ta hay ngồi viết là có thể lấy dấu tay. Đấy là chưa nói đến việc các phần mềm nhận dạng dấu tay hiện nay vẫn còn sai số khỏang 2 đến 3 phần trăm. Nếu muốn giảm sai số thì phải chờ lâu hơn. Hay ta dùng cả dấu mắt, DNA, khuôn mặt, ... ? Có các vấn đề nhức đầu về privacy ở Mỹ nếu nhà nước có identification của công dân.

Năm ngoái có một quảng cáo rất tếu của một công ty bảo mật ở Mỹ. Trong quảng cáo có một anh chàng bứt sợi tóc cuối cùng trên đầu mình để đưa cho máy tính làm identification.

Cân bằng giữa sức mạnh của một hệ thống bảo mật và privacy là một đề tài nghiên cứu quan trọng, thực tế, và thú vị.